Veneer Là Gì? Và Những Đánh Giá Veneer Gỗ Sồi, Xoan Đào, Óc Chó

Gỗ Veneer là gì?

go-Veneer-la-gi Veneer Là Gì? Và Những Đánh Giá Veneer Gỗ Sồi, Xoan Đào, Óc Chó
Veneer bản chất là gỗ tự nhiên

Hiện nay trong sản xuất nội thất thì Veneer không còn xa lạ gì. Sở hữu vẻ đẹp và sang trọng nên luôn được người tiêu dùng yêu thích và sử dụng. Không chỉ đẹp mà sản phẩm được làm từ Veneer có giá thành rẻ hơn so với những món đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên. Và đó là lý do nhiều nhà sản xuất đang sử dụng gỗ Veneer thay thế dần gỗ tự nhiên trong nội thất gia đình, văn phòng,… để tiết kiệm được chi phí cho người mua và vẫn đảm bảo được chất lượng, sự sang trọng.

1. Đặc tính

Veneer là một loại ván gỗ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp như gỗ Plywood, MDF, gỗ ghép thanh để sản xuất nên sản phẩm nội thất. Bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên và mang đầy đủ các tính chất của chủ như: gỗ sồi, xoan đào, óc chó,… Sau khi được khai thác sẽ được cắt ra và độ dày chỉ từ 0,3mm – 0,6mm, chiều dài và rộng tùy theo loại gỗ, kích thước trung bình rộng 180mm và dài 240mm. Sau đó đem phơi và sấy để có được những tấm Veneer thành phẩm.

Veneer-la-gi Veneer Là Gì? Và Những Đánh Giá Veneer Gỗ Sồi, Xoan Đào, Óc Chó
Veneer được dán lên gỗ công nghiệp MDF

2. Phân loại

Hiện thì trên thị trường có hàng trăm loại gỗ Veneer khác nhau. Nhưng ở Việt Nam thì thường sử dụng Veneer từ các loại gỗ: Xoan đào, gỗ sồi, gỗ óc chó, tần bì,… Sau đây cùng tìm hiểu qua một vài loại:

Veneer sồi:

Sản xuất nhiều tại các nước Nga, Canada, Mỹ, Trung Quốc,.. Giá thành của Veneer chế biến từ gỗ sồi tương đối phù hợp, có tính chất chống cong vênh, mối mọt, độ bền cao, thường sử dụng làm bàn ghế, tủ bếp,…

Veneer óc chó:

Những sản phẩm Veneer từ gỗ óc chó thường có độ dày đến 3 ly và được dán lên các loại gỗ công nghiệp như: DHF, gỗ MDF, MFC,… Thành phẩm có vân đẹp, màu sắc tự nhiên, dễ tạo hình khi gia công, nhiều loại vân để lựa chọn theo sở thích. Tính chất chống cong vênh, mối mọt một cách triệt để.

Veneer xoan đào:

Được nhiều nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng yêu thích làm tủ bếp, sàn nhà,… đặc biệt là Xoan đào Mỹ khi sử dụng làm Veneer có màu sắc rất đẹp và sang trọng, chống mối mọt, hạn chế cong vênh và chi phí lại hợp lý.

3. Ưu điểm

– Những sản phầm làm từ Veneer luôn cho thấy được chất lượng, đẹp, đồ bền không kém gì gỗ tự nhiên.

– Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.

– Thừa hưởng khả năng chống mối mọt, chống cong vênh của chủ.

– Có thể tạo ra được những đường cong, điều chỉnh theo thiết kế, gỗ tự nhiên thì khó có thể làm được.

– Hiện nay gỗ tự nhiên ngày càng khang hiếm, cho nên Veneer là một giải pháp thay thế hoàn hảo trong sản xuất nội thất.

– Gỗ Veneer có thể sản xuất được nhiều sản phẩm như: bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo, cửa gỗ, bàn ăn, giường ngủ, …

4. Nhược điểm

Do có cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên sản phẩm làm từ Veneer không chịu được nước, di chuyển nhiều dễ bị rạn nứt, vì lý do đó mà người dùng thường đặt ở những nơi khô ráo, ít di chuyển.

5. Quy trình sản xuất

Thường thì ở mỗi quốc gia sẽ có quy trình sản xuất gỗ Veneer khác nhau ở một số khâu. Tuy nhiên dưới đây là quy trình phổ biến:

Bước 1: Gỗ tự nhiên sau khi được chặt, bỏ đi cành, vỏ, lá,… được sử lý qua những công đoạn như: luộc, ngâm tẩm để gỗ hết nhựa, điều này giúp cho gỗ có độ bền hơn, dễ gia công hơn.

Bước 2: Sử dụng máy lạng gỗ đạt chuẩn dài hơn 3m và dày, luỗi máy lạng đạt chuẩn 3 ly.

Bước 3: Sau khi đã lạng xong các tấm Veneer từ gỗ tự nhiên thì được xếp chồng lên và đưa vào máy sấy công nghiệp.

Bước 4: Sau đó những tấm Veneer sẽ được lăn keo dán vào các cốt gỗ công nghiệp tùy vào mục đích sử dụng.

Bước 5: Đưa ván gỗ Veneer vào máy ép nhiệt, ép trong nhiệt độ 60 trong vòng 5 phút.

Bước 6: Làm tinh bề mặt và các góc cạnh của gỗ Veneer bằng máy chà nhám.

Bước 7: Kiểm định chất lượng và sau đó đưa ra thi công hoặc lưu thông, bày bán.

6. Ứng dụng

Gỗ Veneer hiện nay được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất gia đình, chung cư, văn phòng như: bàn ghế, kệ tivi, tủ quần áo, tủ giày dép, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ, bàn làm việc, tủ hồ sơ, sàn chung cư,…

Tìm hiểu thêm:

Gỗ Plywood Là Gì?

Gỗ Tần Bì (ASH) Là Gỗ Gì?

Laminate Là Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *